Thợ làm gốm Việt Nam tham gia khóa đào tạo tại Làng Toho nhằm làm ra đồ gốm có giá trị gia tăng cao!
Ngày 20 tháng 2 năm 2024, những người thợ làm gốm Làng gốm Phù Lãng ở miền bắc Việt Nam đã đến Làng Toho ở tỉnh Fukuoka, một trong những vùng sản xuất gốm hàng đầu kể cả tại Nhật Bản.
Thợ làm gốm Việt Nam đã đến Làng Toho để tham gia khóa đào tạo trong 10 ngày tại 4 lò gốm để được hướng dẫn kỹ thuật nhằm làm ra “đồ gốm nhỏ, có giá trị gia tăng cao” chẳng hạn như dụng cụ pha trà sử dụng công nghệ làm gốm của gốm Takatori và gốm Koishiwara mỏng và nhẹ như sứ.
Làng gốm Phù Lãng được biết đến là “làng gốm”, nhưng những năm gần đây, do ưu tiên sản xuất hàng loạt các đồ gốm cỡ lớn như chum nước nên sản phẩm bị dư thừa và giá bị giảm. Thu nhập của người làm gốm trong làng còn thấp so với các vùng khác. Tình trạng làm cạn kiệt tài nguyên và phá hoại môi trường cũng là những vấn đề nghiêm trọng.
Mặt khác, tại thị trường Việt Nam, nhu cầu sử dụng dịch vụ cao cấp trong đó sử dụng đồ đựng chất lượng cao và giá trị gia tăng cao đang có xu hướng tăng lên.
Trước tình hình này, nhằm hướng dẫn về kỹ thuật làm gốm, bắt đầu từ tháng 8 năm 2021, Cơ quan Hợp tác Quốc tế Nhật Bản (JICA), Làng Toho tỉnh Fukuoka và Công ty TNHH Onimaru Setsuzan Kamamoto (Nhật Bản) đã thực hiện Dự án hợp tác kỹ thuật cấp cơ sở “Kế hoạch cải thiện sinh kế của người làm gốm ở xã Phù Lãng, tỉnh Bắc Ninh, Việt Nam”. Khóa đào tạo lần này đã được tổ chức như một phần của Dự án này.
Ông Hekizan Onimaru của Xưởng gốm Onimaru Setsuzan Kamamoto, nơi không chỉ bảo tồn truyền thống mà còn làm ra những đồ gốm được đánh giá cao và bán chạy trên toàn thế giới, đã dạy kỹ thuật cho các học viên Việt Nam, cho họ xem các tác phẩm của mình, và tận tình hướng dẫn với “hy vọng rằng kể cả tại Việt Nam họ cũng có thể làm ra những đồ gốm cao cấp tương tự như ở đây và góp phần phát triển địa phương”.
.jpg)
.jpg)
.jpg)
Ngày 21/2, ông Hideki Sanada trưởng làng Toho đã đến thăm động viên, và ngày 27/2, bà Vũ Chi Mai, Tổng Lãnh sự nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam tại Fukuoka đã đi thị sát khóa đào tạo và giao lưu với các học viên. Tổng Lãnh sự Vũ Chi Mai đã phát biểu cảm tưởng như sau: “Nền tảng quan trọng trong quan hệ Nhật Bản - Việt Nam là sự đồng cảm về văn hóa truyền thống. Gốm là nét văn hóa tương đồng, có sự gần gũi, gắn bó lâu đời với người dân hai nước. Tôi mong rằng trong tương lai, thông qua các sự kiện trao đổi kỹ thuật làm gốm giữa Việt Nam và Nhật Bản, sẽ tạo ra được những sản phẩm độc đáo, đa văn hóa, góp phần thúc đẩy quan hệ văn hóa sâu đậm giữa hai nước.”
.jpg)

Sau khi trở về Nhật Bản, các học viên sẽ vận dụng kỹ thuật học được để tạo ra các tác phẩm nghệ thuật, trau dồi kỹ thuật đó để đóng góp cho sự phát triển của địa phương.
!